Pages

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2007

NHỮNG NGÀY KHÓ QUÊN - Thành kính gửi đến BS Phi Hùng

Bảy năm còn nhớ những ngày
Phi Hùng y đức trở xoay bệnh tình
Lâm sàng luận thuyết phân minh
Kết hợp điều trị nhiệt tình y lương
Hyppocrates dẫn đường
Tận tâm tòan lực tìm phương cứu người
Vài hàng kính bút thay lời
Cầu chúc Bác sĩ đạo đời thăng hoa
Kính thành chúc phúc tòan gia
Được nhiều sức khỏe trẻ già an khương
Nhận được điện thọai tỏ lường
Đội ơn Bác sĩ vẫn thương tình người
Phú Yên cách trở xa vời
Lâu rồi không dịp về nơi Sài thành
Xuân này rồi cũng qua nhanh
Cầu mong Bác sĩ ngọn ngành cảm thông
Nội khoa gặp được Phi Hùng
Bệnh viện Chợ Rẫy tiếng cùng bay xa
Khi nào công tác Tuy Hòa
Kính mời Bác sĩ ghé qua số nhà
Một trăm sáu mốt(161)không xa
Đường Trần Hưng Đạo phường ba mặt tiền
Gia đình mong được thiên duyên
Tiếp người y đức đòan viên tình nhà.
Kính bút
Tuy Hòa ngày 16-3-2007
NGUYỄN CHÍ HIẾU

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2007

ĐIỀU TRI VIÊM GAN SIÊU VI B MẠN TÍNH VÀ SỰ KHÁNG THUỐC

Nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính là một vấn đề y tế lớn tòan cầu, ảnh hưởng đến hơn 400 triệu người trên thế giới, riêng ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương chiếm tới 75% người bị nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính trên tòan thế giới, Việt nam nằm trong những vùng có tỉ lệ lưu hành cao > 8%. Viêm gan vi rút B mạn tính gây nên nhiều biến chứng trầm trọng, gồm suy gan, xơ gan và ung thư tế bào gan.
Ngay 27/4/2007 Công ty dược phẩm Roche phối hợp với Hội Gan Mật Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức một buổi trao đổi kinh nghiệm lâm sàng về điều trị bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính và sự kháng thuốc tại thành phố Đà lạt. Tại buổi trao đổi kinh nghiệm các chuyên gia về gan học đã dề cập đến vấn đề khó khăn trong điều trị bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính đối với các thuốc nucleoside analogues là phải dùng kéo dài vô thời hạn nên thường đi kèm với nguy cơ kháng thuốc và tính an tòan chưa xác định hết. Sự đề kháng với thuốc kháng vi rút phụ thuộc ít nhất vào 4 yếu tố:
1. Tần số xuất hiện đột biến, số lượng đột biến, và tốc độ nhân đôi của vi rút.
2. Chọn lọc tự nhiên dưới áp lực của thuốc sử dụng.
3. Sự nhân lên của đột biến.
4. Khả năng của sự nhân đôi.
Hiện nay các thuốc như lamivudine, adefovir, entecavir, interferon alpha, và peginterferon alpha 2a được chấp nhận điều trị cho những bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính.
Sự lựa chọn điều trị cho bệnh nhân thì có thể khởi đầu với bất kỳ lọai nào trong những lọai thuốc đã nêu.Sử dụng nucleoside analogues thì đơn giản , ít tác dụng phụ, chi phí cho từng tháng thì ít hơn, nhưng sử dụng kéo dài thì nguy cơ kháng thuốc càng cao, lúc này phải thêm một thuốc mới, ít kháng chéo, thời gian sử dụng thuốc không được biết khi nào thì kết thúc, điều này tùy thuôc vào từng cá thể bệnh nhân.Sử dụng các chất diều hòa miễn dịch thì thới gian điều trị có hạn, ít xảy ra trường hợp kháng thuốc, nhưng phải chích, nhiều tác dụng phụ và chi phí nhiều trong một thời gian ngắn. Cho nên lựa chọn điều trị cho bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Bác sĩ chỉ là người cung cấp thông tin và gợi ý sự lựa chọn tốt nhất cho từng cá thể bệnh nhân, còn quyết định sử dụng thuốc nào thì do bệnh nhân tự quyết định.
Vấn đề kháng thuốc vẫn là vấn đề nan giải trong điều trị bệnh nhân viêm gan siêu vi b mạn tính. Đột biến kháng thuốc là một hiện tượng đương nhiên, chúng ta chỉ cố gắng làm sao để nó xảy ra ít và xảy ra muộn mà thôi.Và nên chăng cần có sự phối hợp các chất điều hòa miễn dịch và các chất nucleoside analogues trong điều trị bệnh Viêm gan siêu vi B mạn tính để đạt được tỉ lệ thành công cao hơn và giảm tỉ lệ đột biến kháng thuốc, điều này cần có nhiều nghiên cứu so sánh trực tiếp hơn nữa trong tương lai để có bằng chứng rõ ràng về vấn đề phối hợp thuốc này.
TpHCM ngay 01/05/2007
BS Nguyễn Phi Hùng

Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ : 0973332733

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2007

Viêm gan siêu vi B - Photo


Viêm gan siêu vi C - Photo


Viêm gan siêu vi C- "Tên sát nhân" thầm lặng

Nên xét nghiệm vi-rút viêm gan C khi đi khám sức khỏe. Viêm gan vi-rút C được nhận biết như "một căn bệnh thầm lặng" vì nhiều người bị nhiễm không cảm thấy mình bị bệnh và cũng không biết mình đã bị nhiễm vi-rút, ngay cả bác sĩ cũng khó có thể chẩn đoán chính xác. Vì vậy việc xét nghiệm vi-rút viêm gan C khi đi khám sức khỏe là hết sức cần thiết.

Viêm gan siêu vi C là gì?

Vi-rút viêm gan C được phát hiện lần đầu năm 1989, là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh viêm gan mạn tính trên thế giới. Có khoảng 170 triệu người trên thế giới bị nhiễm vi-rút viêm gan siêu vi C, chiếm tỷ lệ trung bình vào khoảng 3%. Ở Việt Nam theo nghiên cứu của Hội Gan mật, tỷ lệ người nhiễm vi-rút viêm gan C vào khoảng 1,8-4% dân số. Nhưng chỉ một phần rất nhỏ những người này hiện đang được điều trị. Theo các chuyên gia về dịch tễ học, vi-rút viêm gan C chiếm khoảng 20% các trường hợp viêm gan cấp tính, 70% trường hợp viêm gan mạn tính, 40% trường hợp xơ gan giai đoạn cuối, 60% trường hợp ung thư gan và trong 30% trường hợp ghép gan.

Tại sao lại bị viêm gan siêu vi C?

Sự lây nhiễm của vi-rút viêm gan C chủ yếu qua đường máu. Những đường lây nhiễm vi-rút viêm gan C quan trọng là:
- Truyền máu hoặc các sản phẩm từ máu có nhiễm vi-rút viêm gan C: thường là những trường hợp truyền máu trước năm 1991.
- Dùng chung kim tiêm có nhiễm vi-rút viêm gan C như tiêm chích ma túy.
- Xăm mình, xỏ lỗ tai với vật dụng không được khử trùng hoặc khử trùng không đúng cách.
- Dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay, móng chân.
- Nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh phẩm chứa vi-rút viêm gan C trong quá trình làm việc.
- Lây từ mẹ sang con, nhưng với tỷ lệ thấp.
- Lây qua đường tình dục với tỷ lệ thấp nhưng không phải là không đáng kể, nhất là những người có tổn thương niêm mạc, hoặc quan hệ trong thời gian hành kinh.
- Ngoài ra, có một tỷ lệ đáng kể bị nhiễm vi-rút viêm gan C không rõ nguyên nhân.

"Tên sát nhân" thầm lặng

Viêm gan vi-rút C được nhận biết như "một căn bệnh thầm lặng" vì nhiều người bị nhiễm không cảm thấy mình bị bệnh và cũng không biết mình đã bị nhiễm vi-rút. Một số người chỉ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, vàng mắt, vàng da, nước tiểu sậm màu... và một số triệu chứng: đau cơ, đau khớp, viêm khớp, đổ mồ hôi đêm, ngứa da, mắt khô, loét miệng, hạch lớn. Chẩn đoán bệnh viêm gan siêu vi C chủ yếu dựa vào xét nghiệm. Khoảng 85% trường hợp nhiễm vi-rút viêm gan C sẽ chuyển sang viêm gan mạn tính.
Những người bị viêm gan vi-rút C có tốc độ suy giảm chức năng gan rất khác nhau, ngay cả bác sĩ cũng khó có thể chẩn đoán chính xác. Hiện nay, các chuyên gia ghi nhận một số yếu tố có thể làm bệnh tiến triển nhanh hơn như: nhiễm vi-rút ở người lớn tuổi, bệnh nhân uống rượu, nhiễm đồng thời với vi-rút viêm gan B, nhiễm đồng thời với vi-rút HIV, nhiễm bệnh ở những người tiểu đường, béo phì, gan thoái hóa mỡ, hút thuốc...
Hậu quả chính của viêm gan mạn tính do vi-rút viêm gan C là tiến triển tới xơ gan và những biến chứng: xuất huyết tiêu hóa, suy gan và ung thư gan nguyên phát. Nhiều trường hợp bệnh chỉ được phát hiện ở giai đoạn cuối là xơ gan. Khi đã bị xơ, gan khó hồi phục lại, cho dù tình trạng viêm có thuyên giảm. Vì vậy, nên xét nghiệm vi-rút viêm gan C khi đi khám sức khỏe. Vì những hậu quả nặng nề của bệnh ở giai đoạn trễ, nên cố gắng chẩn đoán và điều trị trước khi bị xơ gan là điều quan trọng nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan.

Bệnh có chữa khỏi không?

Bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, tuy nhiên chi phí điều trị hiện nay khá cao do phải sử dụng các loại biệt dược điều trị đắt tiền. Vì vậy, tốt nhất phải phòng ngừa đừng để lây bệnh.
Việc điều trị có 2 mục tiêu: Chữa khỏi bệnh bằng cách loại vi-rút ra khỏi cơ thể. Nếu không đạt được thì trì hoãn hoặc làm ngừng tiến triển bệnh. Tỷ lệ điều trị thành công không phải lúc nào cũng đạt 100% mà dao động từ 46% đến 76% tùy theo từng kiểu gen khác nhau. Tác dụng phụ trong lúc điều trị nhiều và phức tạp nên khi bị viêm gan vi-rút C mạn tính, bệnh nhân cần được khám, tư vấn, điều trị và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.
Hiện nay chưa có vắc-xin để chích ngừa hiệu quả viêm gan siêu vi C, do đó việc phòng ngừa lây nhiễm vi-rút viêm gan C vẫn dựa trên những biện pháp cổ điển nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị nhiễm vi-rút viêm gan C, đồng thời phát hiện và chữa trị cho bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn để hạn chế nguồn lây bệnh.

BS Nguyễn Phi Hùng
phihungmd@yahoo.com.vn


Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ : 0973332733