TỔNG QUAN
1- Viên gan siêu vi là một trong những nguyên nhân thường gặp của bệnh gan giai đọan cuối, ghép gan được chỉ định trong những trường hợp này.
2- Nỗ lực ngăn ngừa tái phát viêm gan siêu vi B trong những trường hợp ghép gan đã mang lại thành công là cải thiện tỷ lệ sống còn ở những bệnh nhân này.
3- Không có một phác đồ điều trị kháng siêu vi hiệu quả nào để ngăn ngừa sự tái phát của viêm gan siêu vi C trong những người ghép gan sau hậu quả của viêm gan siêu vi C mạn, nhưng may mắn tái nhiễm không thường xuyên dẫn tới suy mảnh ghép và chết trong vòng 3-5 năm đầu ( khỏang 5-10% trường hợp)
GHÉP GAN CHO NHỮNG BỆNH NHÂN VIÊM GAN SIÊU VI B MẠN TÍNH
1- Những nghiên cứu từ đại học Pittsburgh cho thấy tỷ lệ sống lâu dài sau ghép gan giảm đi một cách rõ rệt ở những bệnh nhân có kháng nguyên bề mặt HBsAg dương tính so với những bệnh nhân có kháng nguyên bề mặt HBsAg âm tính (40% so với > 65% tại thời điểm 5 năm).
2- Bệnh nhân chết do tái phát HBV thì thường liên quan với xơ gan sau viêm gan siêu vi B mạn tính, nhưng cũng có thể do một hội chứng hiếm gặp nhưng chết nhanh sau ghép gọi là “ viêm gan xơ hóa ứ mật “.
3- Những yếu tố liên quan với tỷ lệ tái phát thấp hơn và cải thiện tỷ lệ sống còn ở những bệnh nhân ghép gan sau nhiễm HBV bao gồm:
- Vắng mặt hoặc sự nhân đôi thấp (HBV(-)/huyết thanh và/hoặc HBeAg(-)).
- Sử dụng HBIG (hepatic B immune globulin) phòng ngừa lâu dài và/hoặc Lamividine sau ghép gan.
- Nhiễm HBV tối cấp.
- Đồng nhiễm vi rút viêm gan D.
4- Trước khi có sử dụng HBIG , tỷ lệ tái phát HBV sau ghép vào khỏang 70%-90%. Bây giờ sử dụng HBIG trước, trong và sau ghép thì giảm tỷ lệ tái phát HBV từ 10-40% và cải thiện tỷ lệ sống kéo dài.
5- Một vài nghiên cứu cho thấy sử dụng HBIG và Lamivudine phòng ngừa có thể giảm nhiều hơn nữa tỷ lệ tái phát HBV(từ 5-10%), cho phép sử dụng liều thấp của HBIG và đưa ra liều thay đổi trong việc sử dụng globulin miễn dịch rộng hơn và kinh tế hơn.
6- Điếu trị kháng siêu vi trước ghép gan với lamivudine hoặc adefovir dipivoxil để thải lại vi rút và HBeAg đang được nghiên cứu, khi bệnh nhân không có sự nhân đôi của vi rút thì có tỷ lệ tái phát HBV sau ghép gan thấp hơn, sử dụng interferon trước ghép gan thì ít dung nạp và có thể dẫn tới bệnh gan mất bù.
7- Tái phát HBV sau ghép gan có thể cải thiện với giảm liều ức chế miễn dịch và điều trị với lamivudin hoặc aefovir dipivoxil.
8- Ghép lại ở những bệnh nhân tái phát HBV có thể thành công với sử dụng HBIG liều cao và điều trị kháng vi rút.
9- Nếu sử dụng HBIG, tỷ lệ sống 5 năm ở bệnh nhân ghép gan sau viêm gan siêu vi B mạn ngang bằng với những bệnh nhân ghép gan do những nguyên nhân khác.
- Cách sử dụng HBIG trong bệnh nhân ghép gan sau viêm gan siêu vi BHBIG 10 000 IU i.v trong khi ghép
HBIG 10 000 IU i.v mỗi ngày trong 6 ngày liên tục, sau đó
HBIG 10 000 IU mỗi tháng sau đó để duy trì anti-HBs > 150 mIU/mL .
GHÉP GAN CHO NHỮNG BỆNH NHÂN VIÊM GAN SIÊU VI C MẠN TÍNH
1- Viêm gan siêu vi C mạn tính thường gặp của viêm gan siêu vi mạn tính.
2- Xơ gan sau viêm gan siêu vi C mạn tính là một trong những nguyên nhân của chỉ định ghép gan ở người lớn.Chiếm tỷ lệ vào khỏang 40-60% bệnh nhân ghép gan ở vài trung tâm.
3- Tỷ lệ sống 3-5 năm sau ghép gan ở bệnh nhân sau viêm gan C mạn tính là 80-85%, tuy nhiên so sánh với những nguyên nhân khác thì tỷ lệ sống trên 7 năm thì thấp hơn.
4- Tiên lượng sau ghép có ảnh hưởng bởi tình trạng bệnh kèm theo như suy thận sau viêm cầu thận mạn tính, cryoglubulinemia, hoặc ung thư tế bào gan(HCC).
5- Tái phát HCV sau ghép thì gần như tòan bộ, 50% hoặc hơn sẽ có biểu hiện viêm gan trên mô học và lâm sàng, tình trạng này có thể đáp ứng với giảm ức chế miễn dịch, điều trị kháng siêu vi hoặc cả hai.
6- Xơ gan ở những người ghép gan xuất hiện ở khỏang 10-30% sau 5 năm.
7- Tuổi người cho, mức độ ức chế miễn dịch, nồng độ siêu vi trước, hoặc giai đọan sớm sau ghép, thời gian tái phát, tình trạng mô học ảnh hưởng lên kết quả của nhiễm HCV sau ghép.
8- Tái phát HCV ở người ghép hiếm khi là dạng viêm gan thể tấn công mà có thể thải mảnh ghép nhanh và chết.
9- Tái phát HCV tăng ở nhóm bệnh nhân ghép gan này.
10- Ghép lại cho những bệnh nhân suy mảnh ghép thứ phát do tái phát HCV còn đang tranh luận và liên quan với tỷ lệ sống còn thấp( khỏang 40% sau một năm)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ : 0973332733
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét